Lịch sử Sân_bay_Đồng_Hới

Bên trong nhà ga Sân bay Đồng HớiMáy bay ATR-72 của Vietnam Airlines đang tiến vào Sân bay Đồng HớiNhà ga Sân bay Đồng Hới

Trong thời kỳ Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ, người Pháp đã xây dựng một sân bay có đường băng bằng đất. Trong thời kỳ 1930 - 1954,, không quân thực dân Pháp sử dụng sân bay này để tấn công quân Việt Minh ở khu vực Bắc Trung Bộ và bắn phá Nam Lào. Sân bay thời kỳ này có đường cất hạ cánh bằng đất 1800 m x 30 m. Trong thời kỳ 1960 - 1975, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng sân bay này (đường băng gác ghi) để trung chuyển vũ khí, đạn dược, quân nhân vào chiến trường miền Nam.

Sân bay này cũng là nơi máy bay chở chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh hạ cánh để thực hiện chuyến thăm điểm cực nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đến sân bay này vào lúc 8h30 sáng ngày 16 tháng 6 năm 1957, máy bay chở ông đã cất cánh vào lúc 5h chiều ngày 17 tháng 6 năm 1957. Tuy nhiên, máy bay Mig của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tấn công vào tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 4 năm 1972 (phía Mỹ gọi là trận Đồng Hới, tiếng Anh: Battle of Dong Hoi) lại cất cánh từ Sân bay Khe Gát.[9]

Năm 1972, thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó là Phạm Văn Đồng và chủ tịch Cuba lúc đó là Fidel Castro đã bay từ Hà Nội vào sân bay này để đi bằng đường bộ vào thăm Quảng Trị vừa được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiếm được từ Việt Nam Cộng hòa.[3][10]

Sau 1975, sân bay này được sử dụng cho trực thăng quân đội và cứu hộ thiên tai nhưng không thường xuyên và gần như bỏ hoang.

Năm 2003, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO cộng nhận là di sản thiên nhiên thế giới.[11]

Sau khi Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, số lượng khách du lịch tham quan đến tăng đột biến.[12] Động Phong Nha được Hiệp hội Hang động Anh công nhận là hang động dài nhất, đẹp nhất, sông ngầm dài nhất thế giới.[13]. Ngoài ra, Quảng Bình còn nổi tiếng với nhiều bãi tắm hoang sơ, sạch đẹp như bãi biển Nhật Lệ, thắng cảnh Đá Nhảy, Lý Hoà và suối nước khoáng Bang (Lệ Thủy). Do đó, để phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên tại Quảng Bình, Sân bay Đồng Hới được xây dựng để phục vụ cho phát triển du lịch.[2]

Phối cảnh dự án nâng cấp sân bay Đồng Hới, dự kiến triển khai từ cuối năm 2018 và hoàn thành quý II năm 2020

Theo dự thảo quy hoạch năm 2017 của Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ, đến năm 2020, vẫn giữ nguyên đường lăn hiện hữu, đảm bảo khai thác tàu bay A320/A321 và tương đương. Giai đoạn đến năm 2030, xây dựng đường lăn song song và đường lăn nối bãi đỗ.[6] Tuy nhiên, theo đề nghị của chính quyền tỉnh Quảng Bình và Tập đoàn FLC tháng 4/2018, Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý triển khai dự đầu tư nâng cấp trong năm 2018 và mở các đường bay quốc tế.[14] Dự kiến quý 4/2018 sẽ khởi công thi công kéo dài đường băng, xây nhà ga hành khách mới; quý 2/2019 thi công xây dựng các hạng mục phụ trợ và quý 2/2020 hoàn thành và đưa vào vận hành.

Sau khi hoàn tất nâng cấp vào năm 2020, sân bay này sẽ có đường băng đạt cấp 4E, dài 3.600m và rộng 45 m, có thể phục vụ các loại tàu bay dân dụng lớn nhất hiện nay như A350, Boeing 787 Dreamliner, với hai nhà ga (quốc tế và nội địa), công suất thiết kế 10 triệu lượt khách/năm.[7]

Mốc thời gian khai thác sân bay Đồng Hới

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sân_bay_Đồng_Hới http://www.cubaminrex.cu/FidelAbsueltoHistoria/Art... http://home.att.net/~iris.gardner/subic.html http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/05/3BA... http://www.unep-wcmc.org/sites/wh/Phong_nha.html http://whc.unesco.org/en/list/951 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.baogiaothong.vn/quang-binh-de-xuat-mo-d... http://www.baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201612/... http://bizlive.vn/du-an/flc-chinh-thuc-de-xuat-lam... http://cafef.vn/chua-xay-them-nha-ga-moi-san-bay-d...